• Dược sĩ tư vấn
    1800 1006

Bức tâm thư của đứa trẻ biếng ăn “tố” trăm lỗi sai mẹ thường mắc phải

Chào các bạn. Tớ là Bon. Tớ là một cậu bé biếng ăn nên dù đã tròn 24 tháng tuổi nhưng cân nặng của tớ chỉ mới cán mốc con số 11kg mà thôi. Cái danh tiếng biếng ăn của tớ nổi tiếng khắp khu phố. Hàng ngày, mỗi lần đến giờ ăn, tớ lại phải lên dây cót tinh thần để chiến đấu với ti tỉ “chiêu bài” ép ăn của mẹ.

Bức tâm thư của đứa trẻ biếng ăn “tố” trăm lỗi sai mẹ thường mắc phải 1

Mẹ tớ đã ép tớ ăn như thế nào?

Từ 5 tháng tuổi, do mẹ ít sữa nên tớ phải tập làm quen dần với sữa công thức. Tớ không chịu ti bình nên mẹ đã cho sữa vào xi lanh và xịt vào miệng tớ. Đây cũng là cách mẹ áp dụng để ép tớ uống nước hoa quả, thuốc,… Nhất là những khi tớ ốm, xi lanh trở thành “vũ khí” chính của mẹ.

Khi bước sang tháng thứ 8, mẹ bắt đầu cho tớ làm quen với bột ăn dặm, tiếp đó là cháo. Nhưng biếng ăn vẫn hoàn biếng ăn, tớ vẫn không hề hứng thú với những món ăn mới này. Tớ vô cùng ghét người nào đã sáng tác ra các loại thìa dài. Từ ngày có “vũ khí” mới ấy, mẹ tớ đã một tay ngửa đầu tớ ra, tay kia thì lựa thời cơ đút nhanh cái thìa dài đầy sữa hoặc cháo vào miệng tớ. Tớ sợ quá, đồ ăn vào nhiều và sâu quá nên tớ nôn ra hết, và lại bị mẹ càu nhàu, rồi lại bắt đầu lại từ đầu, và cứ thế cứ thế...

Bức tâm thư của đứa trẻ biếng ăn “tố” trăm lỗi sai mẹ thường mắc phải 2

Nhiều khi tớ tưởng nhà tớ là một rạp xiếc thu nhỏ. Bà gõ đồ chơi lẻng xẻng, bố là con ngựa, cả nhà khua trống múa chiêng hò hét cổ vũ. Những ngày đầu tớ cũng khá hứng thú, tâm trí cứ bị cuốn theo màn xiếc ấy rồi há, nuốt thức ăn trong vô thức. Nhưng dần dà, phong độ và khí thế vui chơi của cả nhà giảm sút, các tiết mục cũ trở nên nhàm chán nên tớ cũng không còn hào hứng nữa. Mẹ tớ lại phải tìm tòi những “chiêu trò” mới.

Đang lúc tớ ngơ ngác theo “Ù ù máy bay tới kìa” thì đúng rằng có một “chiếc máy bay” chở đầy ắp cháo lao tới cái miệng bé xíu của tớ. “Ơ, con chim kìa!”, tớ vừa thích thú ngẩng đầu lên xem, chưa thấy chú chim bé nhỏ kia đâu thì đã thấy thìa cháo vù bay đến.

Thay vì ngồi vào bàn ăn, bố mẹ đuổi theo tớ đang vui chơi ở hè phố, công viên, sân chơi để ép ăn. Mọi người gọi đấy là “ăn rong”. Tớ nghe thấy thế tưởng là được ăn rong biển, hóa ra là bố mẹ tớ đã bắt kịp phong trào “theo con đi khắp thế gian”.

Bức tâm thư của đứa trẻ biếng ăn “tố” trăm lỗi sai mẹ thường mắc phải 3

“Gia vị” đi kèm các bữa cháo vô cùng phong phú, nào là bim bim, kẹo mút. Mẹ lừa đưa kẹo hoặc bim bim lên gần miệng tớ, tớ vừa há miệng như chú chim nhỏ thì thìa cháo đã chui tọt vào miệng, mà kẹo thì chả thấy đâu.

Không ít lần tớ còn bị mẹ ép ăn cháo thật nóng, bởi vì cháo nóng tớ sẽ nuốt thật nhanh. Và mẹ nghĩ như thế là cách hiệu quả để tớ ăn được nhiều. Nhưng về sau thấy tớ bị rộp hết miệng lưỡi, mẹ mới từ bỏ “mánh khóe” ấy.

Như bao bạn nhỏ khác, tớ cực kỳ thích thú với các nút bấm, nào là điều khiển tivi, nút bấm máy giặt, nút bấm thang máy,... Hôm nào trời mưa không thể đi thăm thú xung quanh, mẹ lại đổi khung cảnh cho tớ, tớ sẽ được ngồi trong thang máy nghịch nút bấm thang máy, rồi cứ thừa cơ lúc tớ đang mải mê chơi là mẹ ngay lập tức đút cháo vào miệng.

Trong số những “vũ khí” của mẹ, phải kể đến điện thoại Smartphone và Ipad thần thánh nữa. Tớ cứ đờ đẫn dán mắt vào màn hình, mẹ đút gì thì há miệng ra rồi nuốt chửng như robot. Và thế là trong thìa đầy ứ ự đấy có những thứ gì tớ cũng chả quan tâm, thức ăn có hương vị gì, có ngon hay không tớ cũng không biết. Tớ ăn không có cảm giác no, chỉ há miệng và nuốt để trả đủ bài cho mẹ vui. Đầu óc tớ khi ấy còn đang mải theo những chú bò sữa đang nhảy nhót trong clip quảng cáo trong ipad.

Mẹ rất hay dụ dỗ “Con ăn ngoan rồi mẹ cho đi chơi” nhưng khi bát cháo vừa hết thì tớ phải quay trở về cũi hoặc chiếc giường quen thuộc, chả thấy đi đâu khỏi 4 bức tường cả.

“Con không ăn là mẹ không thương đâu”. “Con không ăn là chú công an bắt đấy!”. “Con nuốt nhanh không là ông ba bị bắt giờ!”. Tớ vừa ăn vừa hoang mang tột độ, chỉ sợ không nuốt nhanh là sẽ bị mẹ bỏ rơi, hoặc sẽ có một chú công an hay ông ba bị đáng sợ nào đó đến bắt tớ đi. Những lúc ấy tớ sợ lắm, nước mắt giàn giụa, miệng vừa khóc vừa nuốt.

“Chú ơi, cháu không chịu ăn chú này, chú bắt nó đi!”. “Không ăn nhanh chú bắt đi bây giờ”. Tớ ghét tất cả những ông hàng xóm mặt mũi băm trợn hay có bộ râu rậm gần nhà tớ. Chẳng hiểu sao cứ đến giờ mẹ cho tớ đi ăn rong là những ông ấy từ đâu xuất hiện ra nhiều thế, đi đi lại lại liên tục. Mỗi hôm như thế tớ lại rơi vào cảnh bữa cháo chan đầy nước mắt, vừa sợ vừa ăn.

“Đấy, bạn ăn ngoan thế cơ mà”, “Sao con lười ăn thế, con nhìn bạn kia kìa”. Mẹ tớ thường chỉ vào mấy bạn hàng xóm béo ú và bảo tớ noi theo. Nhiều khi tớ tủi thân nghĩ: “Vậy sao mẹ không nhận mấy bạn hàng xóm ấy về nuôi luôn đi cho đỡ mất công vỗ béo tớ làm gì nhỉ”.

Sau những “trận chiến” ép ăn của mẹ, tớ thấy thế nào?

Trên đây chỉ là những cách phổ biến trong số hàng trăm “chiến thuật” của mẹ. Mỗi bữa ăn là một trận chiến không cân sức giữa mẹ và tớ. Tất nhiên tớ thua cuộc rồi vì mẹ rất cứng rắn và thay đổi chiến thuật liên tục, cháo và sữa vẫn vào miệng tớ. Mẹ đã quá tập trung vào việc nhồi nhét tớ ăn và vui mừng khi thắng cuộc mà bỏ qua những đau khổ mà tớ phải gánh chịu.

Thay vì hứng thú với ăn uống như “con nhà người ta”, tớ rất sợ ăn. Cứ nhìn thấy đồ ăn là tớ lại nghĩ đến những lời hăm dọa của mẹ, những lần bị lừa lọc và đút thô bạo. Đối với tớ, ăn không phải là thưởng thức hương vị của các món ăn mà là tra tấn.

Tớ bị mất cảm giác ngon miệng. Tớ thấy đồ ăn chả có hương vị gì cả bởi đồ ăn cứ chui tọt vào miệng tớ trong sự sợ hãi hoặc vô thức. Chưa kể, thi thoảng tớ mải chơi cứ ngậm trong miệng, hay vào những hôm đi ăn rong, tô cháo được bê cả tiếng ngoài đường nên bụi bặm, cháo rữa ra trông kinh lắm.

Vì ăn như một cái máy nên tớ bị mất khả năng nhai. Dù đã 2 tuổi nhưng tớ chả biết nhai là gì vì với tớ ăn chỉ là há và nuốt mà thôi.

Tớ không thể chủ động như các bạn nhỏ khác. Tớ xem ăn là chuyện của mẹ, mẹ muốn cho tớ ăn thì phải cho tớ một cái gì đó, không có quà tớ sẽ không há miệng, không nuốt cháo.

Tớ không có thời gian đâu mà chơi bời, vì cả ngày việc ăn chiếm đến gần 6 tiếng, ngủ 14 tiếng, ị tè 1 tiếng, tớ chỉ còn 3 tiếng để chơi và khám phá thế giới xung quanh. Trong khi cái tớ cần nhất và quan trọng nhất ở giai đoạn này là được chơi, được khám phá để phát triển qua các giác quan.

Mẹ cứ nghĩ phải ép tớ ăn càng nhiều càng tốt bằng mọi cách mà không biết rằng tớ đang có nguy cơ cao bị rối loạn ăn uống. Nguy hiểm hơn, tớ thường xuyên bị lồng ruột do nhu động ruột thường xuyên phải làm việc.

Tớ thấy sắp bị tăng động đến nơi, không ngoan hiền như “con nhà người ta”. Tớ phát điên lên mỗi khi bị ép ăn, suốt ngày khóc lóc, ăn vạ, đập phá đồ chơi.

Bức tâm thư của đứa trẻ biếng ăn “tố” trăm lỗi sai mẹ thường mắc phải 4

Một tháng 30 ngày phải nghe những lời dọa dẫm, càm ràm của mẹ, hình như tớ bị trầm cảm rồi. Dù chưa trông thấy hình thù “con ngáo ộp” như thế nào nhưng đầu óc tớ luôn bị nó ám ảnh, thậm chí cả trong từng giấc ngủ.

Tớ bị mất khả năng quản lý ăn uống và cơ thể: tớ chả biết tớ muốn ăn gì, cần ăn gì và thích ăn gì. Bình thường các bạn khác thiếu chất gì sẽ thèm ăn các món có chất đó. Nhưng tớ thì không, hình như tớ chả biết đói là gì nữa.

À, vì biếng ăn, gây thiếu chất, hệ miễn dịch của tớ bị suy giảm. Cho nên chỉ cần thời tiết chuyển mùa hay nắng mưa thất thường là lại ốm vặt, ho hắng, sổ mũi,... Khi đó mẹ lại nhồi nhét cho mình “một đống” thuốc kháng sinh, nên biếng ăn lại hoàn biếng ăn thôi à.

Giờ đây tớ nghĩ không biết khi bức tâm thư này được gửi tới mẹ, mẹ nghe tớ than vãn thế này thì những ngày sau đó mẹ có tiếp tục ép tớ ăn không?

Mẹ yêu quý của Bon, nếu mẹ đọc được những dòng than vãn này của Bon và không muốn con bị như thế nữa, hy vọng mẹ sẽ ngừng ép con ăn và tìm ra những giải pháp mới để cải thiện tình trạng biếng ăn của con một cách khoa học, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con một cách tốt nhất mẹ nhé!

Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ có con biếng ăn

Không chỉ mẹ Bon, còn không ít những ông bố bà mẹ khác đang phạm phải những sai lầm trên khi chăm con khiến con hình thành "tâm lý ám ảnh" với những bữa ăn. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bé có một khẩu phần ăn khác nhau, bố mẹ đừng nên lấy bữa ăn của những đứa trẻ khác để làm “thước đo” chuẩn đối với bữa ăn của bé nhà mình.

Nếu cân nặng của bé quá thấp còi mẹ mới phải lo lắng và thay đổi thực đơn cho trẻ. Nếu bé chỉ hơi gầy chút ít mà vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường, bố mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Dù trong hoàn cảnh nào, dù xuất phát từ nguyên nhân gì, bạn cũng không nên ép buộc trẻ ăn khi trẻ không muốn. Nên tôn trọng sở thích ăn uống và quyết định của trẻ.

Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là mẹ chủ quan với chứng biếng ăn của trẻ. Bởi biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ thiếu chất, còi cọc, suy dinh dưỡng, suy giảm để kháng và dễ bị bệnh. Để cải thiện tình trạng biếng ăn, mẹ nên bắt đầu từ việc thay đổi thực đơn mỗi ngày để bữa ăn của trẻ phong phú, đa dạng hơn, và dành thêm một chút thời gian để bày biện món ăn trông hấp dẫn, bắt mắt hơn để kích thích hứng thú ăn uống của trẻ. 

Khi đã áp dụng bao nhiêu cách chăm trẻ biếng ăn mà bé vẫn lười ăn, mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp của selen, kẽm, các vitamin nhóm B nhé. Những vi chất này sẽ giúp kích thích sự thèm ăn tự nhiên, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Cách mẹ có thể bổ sung các vi chất dinh dưỡng trên thông qua thức ăn, hoặc bổ sung cho trẻ bằng các sản phẩm bổ sung có chứa kẽm, selen, lysine, FOS, vitamin nhóm B,… Các thành phần này đều “hội tụ” đầy đủ trong cốm si vinh NutriBaby.

Cách chăm trẻ biếng ăn hiệu quả, giúp trẻ tăng cân đạt chuẩn 5

Cốm NutriBaby giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt hơn

NutriBaby là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sự kết hợp hoàn hảo giữa nhóm kháng thể tự nhiên Hoàng Kỳ - Diếp Cá – Hoài Sơn và nhóm axit amin, khoáng chất như Thymomodulin, Taurin, Beta Glucan, Pluriamin, Lysine,… giúp trẻ ăn ngon tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng đồng thời kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Vì sao nên chọn NUTRIBABY
  • 1
    Trẻ ăn ngon sau 1 liệu trình
    • 95% trẻ dứt biếng ăn, hấp thu tốt, tăng cân sau 1 liệu trình.
    • 75% mẹ phản hồi con lấy lại cảm giác thèm ăn chỉ sau 1-2 hộp.
    • 90% mẹ ghi nhận con đề kháng tốt, giảm tái phát viêm hô hấp, “nói không” với kháng sinh.
    • 99,9% trẻ thích dùng cốm NutriBaby với vị Socola thơm ngon.
  • 2
    Tác động “trúng đích”, hiệu quả bền vững
    • Kết hợp Đông - Tây y, tác động sâu đến hệ vi sinh đường ruột, tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi khuẩn có lợi phát triển. Nhờ đó, mang lại hiệu quả vượt trội gấp 3-5 lần so với các sản phẩm men vi sinh, men tiêu hóa thông thường.
    • Giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên, ăn ngon chỉ sau 1 liệu trình.
  • 3
    Không gây phụ thuộc, an toàn tuyệt đối cho trẻ
    • Thành phần thiên nhiên, không tác dụng phụ, không giữ nước, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ.
    • Nguyên liệu nhập khẩu châu Âu, sản xuất tại Nhà máy đạt chuẩn GMP nhưng giá “rất Việt”, chỉ 150 nghìn/ hộp 20 gói, trẻ dùng được 1-3 tuần.
  • 4
    Tác dụng “3 trong 1”
      Là sản phẩm duy nhất trên thị trường có tác dụng “3 trong 1”:
    • Giúp trẻ ăn ngon, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
    • Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng vượt trội.
    • Hỗ trợ hiệu quả trẻ đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh.
  • 5
    Được Bác sĩ, Dược sĩ khuyên dùng
    • Sản phẩm được PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cố vấn và khuyên dùng.
    • Đã được phân phối tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.
    • Bộ Y tế chứng nhận, số XNCB: 35197/2016/ATTP-XNCB.
scrolltop